Đừng nói đời bất công, chỉ là bạn chưa biết cách chơi thôi

Sự thật là, cuộc đời chỉ đang chơi theo những quy tắc khác nhau. Đây là những quy tắc khá phức tạp và không mấy dễ chịu, vì thế tại sao hầu hết mọi người không bao giờ học chúng.

 

Trừ khi bạn đang chiến thắng, nếu không dường như cuộc đời khá xấu xí, bất công với bạn. Bill Gates cũng từng nói: “Cuộc sống vốn không công bằng- Hãy tập quen dần với điều đó.” Sự thật là, cuộc đời chỉ đang chơi theo những quy tắc khác nhau. Đây là những quy tắc khá phức tạp và không mấy dễ chịu, vì thế tại sao hầu hết mọi người không bao giờ học chúng.

 

 

Quy tắc 1: Cuộc đời là một cuộc tranh đua

 

Bạn đang làm việc cho một doanh nhiệp? Có một vài người đang cố gắng giết chết nó. Đó là một công việc bạn yêu thích? Vài người lại thích thay thế bạn bằng một chương trình máy tính. Đó là công việc, món đồ, giải thưởng bạn mong muốn? Thì cũng sẽ có vài người mong chờ nó.

 

Tất cả chúng ta đang trong một cuộc tranh đua, mặc dù chúng ta không muốn nhận ra nó. Hầu hết các thành tựu đáng chú ý đều nằm trong mối liên hệ với những người khác.

 

Chúng ta từng nghe rằng: "Chỉ cần làm tốt nhất của bạn”. Thế nhưng oái oăm thay bạn lại đang ở trong cuộc cạnh tranh chỉ với chính mình. Tất cả những điều này được thiết kế để làm cho bạn cố gắng hơn bằng bất cứ cách nào.

 

 

May mắn thay, chúng ta không sống trong một thế giới mà trong đó tất cả mọi người phải giết nhau để phát triển thịnh vượng. Sự phát triển của nền văn minh hiện đại là có cơ hội phong phú và đủ cho tất cả chúng ta, ngay cả khi không cạnh tranh trực tiếp.

 

Tuy nhiên bạn cần nhớ đừng bao giờ rơi cho sự ảo tưởng rằng sẽ có tập thể mà ở đó không có sự cạnh tranh đang diễn ra. Mọi người khoác lên bộ cánh đẹp để chiến thắng các đối thủ, phỏng vấn để giành chiến thắng trong công việc. Nếu bạn phủ nhận sự cạnh tranh tồn tại, bạn chỉ đang thua mà thôi. Và thứ tốt nhất là chỉ dành cho những người sẵn sàng để thực sự chiến đấu vì nó.

 

Quy tắc 2: Bạn được đánh giá bởi những gì bạn làm, không phải những gì bạn nghĩ

 

Xã hội đánh giá mọi người bởi những gì họ có thể làm cho người khác. Bạn có thể cứu một đứa trẻ khỏi đám cháy, chữa bệnh cứu người hay làm những người lạ trong căn phòng cười nói vui vẻ. Bạn nhận đánh giá có giá trị ngay lúc đó.

 

Và đó không phải là ý nghĩ bạn tự đánh giá bản thân ra sao. "Tôi là một người tốt" "Tôi tham vọng" "Tôi tốt hơn thế này". Những điều bạn có thể an ủi mình vào ban đêm nhưng chúng không phải cách thế giới nhìn vào bạn. Đó chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc từ nội tâm của bạn chứ không phải những gì bạn có thể và đã làm được cho thế giới.

 

 

Những khả năng thường không được đánh giá bởi giá trị đạo đức của chúng. Bởi sự ngưỡng mộ xã hội đến từ quan điểm ích kỷ của người khác. Bạn sẽ thấy một người gác cổng cần mẫn thường được ít xã hội nhắc đến hơn một tay môi giới chứng khoán tàn nhẫn. Một nhà nghiên cứu bệnh ung thư ít được tung hô hơn so với một siêu mẫu.

 

Nhưng trong thực tế, phần thưởng xã hội chỉ là một hiệu ứng mạng lưới. Phần thưởng đến từ số người bạn với tới được. Viết một cuốn sách không xuất bạn, bạn không là ai cả. Viết “Harry Potter”, cả thế giới biết bạn là ai.

 

Bạn có thể ghét điều này, nó làm bạn phát ốm. Nhưng thực tế không quan tâm tới bạn. Bạn được đánh giá bởi những gì bạn có khả năng làm và số lượng người bạn có thể ảnh hưởng đến. Nếu bạn không chấp nhận điều này, phán xét của thế giới này sẽ có vẻ thực sự rất không công bằng.

 

Quy tắc 3: Ý tưởng của chúng ta về sự công bằng là một lợi ích cá nhân

 

Con người thích phát minh ra chuẩn mực đạo đức. Đó là lý do tại sao chúng ta có những trọng tài trong trò chơi thể thao và các thẩm phán trong phòng xử án: Chúng ta có một cảm giác bẩm sinh về đúng và sai và hy vọng thế giới tuân theo. Bố mẹ chúng ta nói với chúng ta điều này. Giáo viên dạy cho chúng ta điều này: Hãy là một cậu bé tốt và sẽ có kẹo ngon.

 

Nhưng thực tế lại không quan tâm đến bạn. Bạn chăm chỉ học, nhưng bạn thi trượt. Bạn làm việc chăm chỉ, nhưng bạn không được thăng tiến. Vấn đề không phải là cuộc sống không công bằng, đó là sự vỡ vụn về ý nghĩ sự công bằng của bạn.

 

 

Ví dụ bạn bỗng dưng được ai đó yêu từ cái nhìn đầu tiên. Bởi bạn tồn tại? Bởi bạn mang đến cảm giác nào đó cho họ? Chúng có thể ảnh hưởng đến bạn nhưng quyết định của họ không phải về bạn. Tương tự như vậy, chúng ta yêu ghét ông chủ hay những chính trị gia. Bản án của họ là không công bằng và ngu ngốc. Bởi vì họ không đồng ý với chúng ta.

 

Đó là sự thật có một số nhân vật có quyền thực sự khủng khiếp. Nhưng họ không phải là tất cả, những người vui sướng thưởng thức đau khổ của bạn. Hầu hết mọi người chỉ là cố gắng làm hết sức mình, trong những hoàn cảnh khác nhau của bạn.

 

Vì vậy cho dù họ có khiến bạn cảm thấy không công bằng, những hành động của người khác là không phải là thứ quyết định đến những điều thuộc về bạn. Chúng chỉ là thứ yếu đang tồn tại trên cuộc đời này.

 

Tại sao cuộc sống không công bằng

 

 

Ý tưởng của chúng ta về sự công bằng thực sự không thể đạt được. Nó thực ra chỉ là một chiếc áo choàng cho suy nghĩ mơ mộng.

 

Bạn có thể tưởng tượng cuộc sống sẽ ra sao nếu nó thực sự là "công bằng" cho tất cả mọi người? Không ai có thể yêu thích bất cứ ai nếu không phải là tình yêu cuộc sống họ. Các công ty sẽ thất bại nếu tất cả mọi người làm việc cho họ đều là kẻ xấu. Hầu hết chúng ta thường bị ám ảnh bởi lối suy nghĩ thế giới nên như thế nào mà không thấy được nó thực sự ra sao. Nhưng chỉ có đối mặt với thực tế mới là chìa khóa để mở sự hiểu biết của bạn về thế giới cũng như tất cả các tiềm năng của bạn.

 

HAIPHATLAND

_st_