Ăn cá đúng cách để không bị nhiễm độc

Cá là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều omega 3 và DHA, tuy nhiên hiện nay cá cũng đang bị nhiễm độc do nguồn nước bị ô nhiễm. Những lời khuyên và gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn lựa chọn, chế biến cá an toàn cho cả gia đình.

Ăn cá đúng cách để không bị nhiễm độc kim loại nặng

Hiện nay nhiều loại thủy hải sản, trong đó có cá đang bị nhiễm độc do nguồn nước bị ô nhiễm

Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng hiện nay nhiều nguồn nước đang bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt dẫn đến nhiều loại thủy hải sản như trai, hến đặc biệt là cá cũng đang bị nhiễm độc.

Khi cá đã nhiễm kim loại nặng như chì, crom, thủy ngân, con người sẽ gián tiếp tích lũy kim loại nặng này vào cơ thể gây nên vô vàn bệnh tật, nguy hiểm nhất là ung thư.

Bộ phận nào của cá dễ bị nhiễm độc?

Tiến sĩ Ngô Thị Thúy Hường - Tiến sĩ Độc học môi trường, Viện Khoa học địa chất & khoáng sản (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cũng cho biết: "Đối với cá bị nhiễm kim loại nặng, bộ phận độc hại nhất của cá là gan và thận. Khi nấu ăn, nên chú ý bỏ hẳn 2 phần này của cá trước khi chế biến. Bởi không có cách chế biến nào có thể giảm được hàm lượng các chất này đến mức an toàn cho người ăn phải".

Tuy nhiên, bằng mắt thường khó có thể phân biệt được đâu là cá an toàn, đâu là cá bị nhiễm độc, chỉ làm các xét nghiệm phân tích mới có thể biết được cá bị nhiễm độc kim loại ở mức nào.

Ăn cá đúng cách để không bị nhiễm độc kim loại nặng

Ăn cá bị nhiễm độc là con người tự tích lũy kim loại nặng vào cơ thể

Phân biệt cá ươn cá tươi

Do đó, khi chọn cá để chế biến cho cả gia đình, chị em chú ý nên chọn cá thật tươi, còn bơi lội tung tăng là tốt nhất, còn nếu cá đã chết thì nhất định có những tiêu chí sau mới nên mua: Mang cá còn hồng, cá còn nhớt bóng, mắt cá còn trong suốt, vảy cả không rời ra, bỏ cá vào nước cá chìm xuống, đó là cá còn tươi.

Còn nếu mắt cá lõm xuống, đục, vảy cá dễ rơi ra, có màu nhợt nhạt, thịt cá không còn đàn hồi, bụng và hậu môn trương ra, bỏ vào nước cá nổi thì con cá đó đã bị ươn.

Ăn cá đúng cách để không bị nhiễm độc kim loại nặng

Cá tươi thì mắt phải trong, mang hồng

Phân biệt cá đã bị nhiễm độc

- Hình hài cá đã bị nhiễm độc không còn nguyên vẹn, đầu to đuôi nhỏ, lưng cong gù thậm chí có u.

- Có đốm đỏ trên cơ thể, mình cá đen trông loang lổ, có những con đen toàn thân

- Mang cá bị nhiễm độc không sáng trơn, hơi thô và có mầu hồng đậm.

- Vây mủn, long vảy thành đám.

- Cá bị nhiễm độc sẽ có những mùi bất thường như mùi tỏi, mùi dầu hôi, mùi tanh thum thủm…

Ăn cá đúng cách để không bị nhiễm độc kim loại nặng

Cá bị nhiễm độc kim loại nặng thường có bất thường về hình dạng và màu sắc

Làm thế nào để tránh ngộ độc hải sản

- Mua đồ tươi sống, không nên mua hải sản ở những vùng đang bị ô nhiễm nặng.

- Đối với cá, phải làm ngay khi còn tươi, bỏ toàn bộ lòng ruột vì nơi đây chứa nhiều vi khuẩn và cũng là bộ phận nhiễm nhiều kim loại nặng nhất.

- Không nên mua hải sản có màu sắc khác thường.

- Khi chế biến phải nấu thật kỹ.

Tổng hợp

(Theo Tuổi trẻ Thủ đô